Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Ăn rau đúng cách để có sức khỏe tốt nhất


Rau củ quả là thực phẩm cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Dù ăn ở đâu, nhà hàng hay ở nhà thì rau củ quả luôn được sử dụng đến. Rau củ quả cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ và hơn thế nữa rau củ quả còn giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.

Nhưng cách ăn đúng đối với rau củ quả thì không phải ai cũng rõ. Theo các chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng thì chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau đây để tránh mắc sai lầm về việc ăn rau củ quả.

1. Rửa rau trước khi cắt gọt thái:

Các chất dinh dưỡng đều hòa tan trong nước nên việc cắt gọt thái trước khi rửa sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng trong rau củ quả. Vì vậy, cách tốt nhất là nên rửa sạch sẽ rồi bắt đầu cắt, gọt, thái.

2. Ăn đa dạng:

Việc ăn uống lựa chọn các loại rau củ quả là việc không mang lại hiệu quả toàn diện. Đó là lý do những người kén ăn thường không có sức khỏe tốt. Mỗi loại rau củ quả có chứa nhóm chất dinh dưỡng khác nhau, do đó việc kén chọn sẽ không có đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên kết hợp đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều hương vị để làm phong phú bữa ăn hàng ngày và bổ sung đủ chất.

3. Nên ăn salad trộn:

Chúng ta có thói quen xào hay luộc các loại rau củ quả thay vì trộn tất cả lại với nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xào nấu ở nhiệt độ cao làm mất đi một số chất dinh dưỡng thiết yếu và làm thay đổi hương vị. Vì vậy, cách tốt nhất là nên trộn salad tươi hay xào và luộc ở tốc độ nhanh. Việc xào nấu rau trong 10 phút sẽ làm mất đi hơn 60% vitamin C.

4. Không trữ rau quá lâu:

Trữ rau quá lâu sẽ làm rau trở nên khô và héo. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ làm tím móng tay, xanh xao cơ thể và các triệu chứng khác. Ngoài ra, không nên trữ rau ở nhiệt độ quá thấp, nó sẽ làm mất đi hương vị của rau.

5. Không nên để qua đêm rau đã nấu:

Theo các nhà khoa học, việc xào nấu càng lâu sẽ làm mất gần hết vitamin C trong các loại rau xanh. Nếu để qua đêm thì có thể có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

6. Không nên ăn quá nhiều:

Ăn quá nhiều rau củ quả là việc không tốt. Vì không phải rau củ quả nào cũng dễ tiêu hóa, cần tây và đậu có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa hay nặng cho dạ dày. Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn từ 300g đến 500g mỗi ngày.


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Con nghỉ học vì dịch corona, cha mẹ phải làm gì nếu trẻ ở nhà một mình?

Giúp trẻ hiểu về dịch, biến việc nhà thành trò chơi, sắp xếp lịch học tập vui chơi hợp lý là những điều các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Kết quả hình ảnh cho day con

Giúp cho trẻ hiểu về dịch, tránh hoảng sợ: Trước hết, cha mẹ cần cùng trẻ tìm hiểu về virus, cơ chế lây bệnh và phương pháp phòng tránh. Ngoài dạy cho trẻ kỹ năng phòng tránh virus, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. Nếu như cho trẻ ra ngoài, các phụ huynh nên mặc ấm cho trẻ, đeo khẩu trang đầy đủ, nên cho trẻ ăn uống tại nhà với các thức ăn bảo đảm vệ sinh, tuân thủ ăn chín, uống sôi. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đi khám tại các cơ sở y tế. (Ảnh: Google).

Kết quả hình ảnh cho day con nau an

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi ở nhà: Để tăng cường miễn dịch, đầu tiên phải ăn uống đầy đủ chất. Nên cho trẻ ăn những loại đạm dễ tiêu, rửa tay kỹ, rửa dụng cụ nấu nướng kỹ càng, nấu chín thức ăn. Ngoài ra, cần bổ sung rau củ, trái cây. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy chúng ta uống vitamin C sẽ chống được virus nhưng vitamin giúp cho hệ miễn dịch tốt. Những thức ăn giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn như kẽm, selen trong các loại thịt, các loại hạt, những thức ăn có tính dầu giúp sát trùng đường hô hấp tốt cho giai đoạn này. (Ảnh: Google).

Kết quả hình ảnh cho day con lam viec nha

Biến công việc nhà thành trò chơi: Đối với những bé ở độ tuổi như tiểu học thường có tâm lý rất thích làm việc nhà với cha mẹ. Chính vì thế, đây là cơ hội vàng để hướng dẫn con nấu ăn, làm việc nhà. Cha mẹ nên tổ chức cho con chơi trò lau nhà, nấu ăn, sắp xếp sách vở… Hãy biến những việc trong nhà thành trò chơi và cùng chơi với con. (Ảnh: Google).

Kết quả hình ảnh cho giai toa ap luc cho con

Giải toả áp lực học tập cho con khi ở nhà: Khi trẻ nghỉ học ở nhà cha mẹ cần lên kế hoạch và hỗ trợ trẻ tự ôn tập tại nhà. Các phụ huynh có thể cùng tổ chức học nhóm online, hoặc áp dụng việc ôn tập quay vòng (cách vài ngày sẽ trở lại một nội dung ôn tập trước đó) để tránh trẻ quên kiến thức. Phụ huynh nên cùng con trò chuyện, tâm sự về những khó khăn trong học tập cũng như áp lực thi cử khi phải nghỉ ở nhà để phòng dịch. (Ảnh: Google).

Kết quả hình ảnh cho vui choi cung con

Sắp xếp cho con lịch học tập, vui chơi hợp lý: Để con học tập vui chơi an toàn, hiệu quả phụ huynh phải cùng con lên thời gian biểu hợp lý, giờ học giờ chơi rõ ràng. Cùng với đó, cha mẹ dạy con tự học trong khả năng của mình. Với học sinh mầm non, chỉ cần các em ngoan ngoãn ăn, nghỉ đúng giờ và vui chơi sao cho hợp lý. Đối học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở, cha mẹ cũng có thể dạy cho con những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Với những học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con em học tập cho tốt. (Ảnh: Google).

Kết quả hình ảnh cho lam dung cong nghe

Tranh để con lạm dụng thiết bị công nghệ: Nhiều chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên lưu tâm đó chính là quản lý và kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con trong thời gian nghỉ vì dịch virus corona. Theo đó, cha mẹ cần tránh cho không được lạm dụng mạng xã hội, lạm dụng các thiết bị công nghệ để con “giết” thời gian. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và nhờ nhân viên chuyên về công nghệ cài những phần mềm để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của con. (Ảnh: Google).

Nguồn:
https://news.zing.vn/con-nghi-hoc-vi-dich-corona-cha-me-phai-lam-gi-neu-tre-o-nha-mot-minh-post1047844.html

Các khung giờ vàng dành cho việc uống nước


Việc uống nước thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nhưng lập kế hoạch trong một ngày cho việc uống nước thì lợi ích lại càng tăng thêm gấp bội. Uống nước đúng giờ đem lại cho chúng ta sự thay đổi nhanh chóng về sức khỏe hơn.


Nước chiếm đến 60-70% trọng lượng cơ thể chúng ta. Do đó, thiếu nước sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Ví dụ như là khô da, mệt mỏi, khó tập trung…. Thậm chí còn gây nguy hiểm cho tính mạng nếu mất nước trong thời gian dài. Nhưng việc cung cấp cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày là không thể áp dụng cho tất cả mọi người. 

Đối với người làm việc trong văn phòng có điều hòa thì chỉ nên nhiều nhất là 2 lít. Nếu uống nhiều có khi lại gây ra phù nề. Còn đối với người vận động nhiều, vận động viên chẳng hạn, nên uống 3 lít nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể. Sau đây là các khung giờ trong ngày để uống nước:

1. Uống ly nước đầu tiên trong ngày: 6h00-7h00

Vào thời điểm thức dậy, hãy uống ngay một ly nước để bù nước sau một giấc ngủ dài. Kết hợp với mật ong và vài giọt chanh giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn và góp phần trong việc giảm cân. Nên ăn sáng sau nửa tiếng uống nước.

2. Uống ly nước thứ hai: 8h00-9h00

Sau khi đến chỗ làm, nên uống một ly nước để bắt đầu làm việc thật tỉnh táo. Vì cơ thể đã căng thẳng và mất nước trong quá trình di chuyển.

3. Uống ly nước thứ ba: 11h00-12h00

Uống một cốc nước sau khoảng thời gian dài làm việc trong phòng điều hòa sẽ giúp bạn bù nước, giảm bớt căng thẳng và giữ ấm cơ thể.

4. Uống ly nước thứ tư: 13h00-14h00

Sau một giấc ngủ trưa ngắn, nên bắt đầu buổi chiều với một ly nước để sảng khoái trở lại. Thêm vào đó là tốt cho tiêu hóa và giữ dáng.

5. Uống ly nước thứ năm: 15h00-16h00

Uống một ly nước trong lúc làm việc sẽ giúp bản thân tập trung hơn.

6. Uống ly nước thứ sáu: 17h00

Một ly nước trước khi ra khỏi văn phòng sẽ giảm đói và tập trung hơn khi lái xe.

7. Uống ly nước thứ bảy: 19h00-20h00

Trước bữa tối, bạn có thể uống một ly nước nếu đang trong quá trình giảm cân.

8. Uống ly nước thứ tám: 22h00

Uống nước nửa tiếng hoặc một tiếng trước khi đi ngủ sẽ chống lại nguy cơ máu đông và tốt cho não bộ.

Trên đây là gợi ý các khung giờ lý tưởng trong một ngày để uống nước.  Các bạn hãy tự mình điều chỉnh để phù hợp với thời gian của mình nhất để đem lại kết quả tốt nhất. quan trọng nhất vẫn là lối sống ý thức của bản thân.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Cách loại bỏ Covid-19 khi lỡ hít phải

Sau khi nghiên cứu cơ chế vi rút Covid-19 thâm nhập,  tấn công cơ thể, bác sỹ TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - đã chỉ ra "lá chắn" cuối cùng dể loại trừ Covid-19 khi đã lỡ tiếp xúc với chúng.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19.
Zing dẫn lời TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết: Cơ chế nhiễm và gây bệnh của Covid-19 như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
Chot chan cuoi cung ngan virus corona xam nhap vao co the hinh anh 1 xuat_vien_11_zing.JPG
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị cho hai cha con người Trung Quốc bằng cách súc họng hàng ngày. Ảnh:Lê Quân.
Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, TS. BS Lê Quốc Hùng cho rừng chúng ta phải cố gắn ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.
Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như Bộ Y tế đã thông báo.
"Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng, mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. - ông nói. -  Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh."
Cũng theo ông, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.
S. BS TS.BS Lê Quốc Hùng cũng khuyến cáo một số nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.